Bài viết khái quát lịch sử ngành chăm sóc vết thương và sự ra đời của băng vết thương đã mang tới những thành tựu đột phá y tế trong việc chăm sóc và điều trị. Phân loại các loại băng vết thương phổ biến hiện nay và giới thiệu dòng sản phẩm băng vết thương hiệu quả từ hãng Molnlycke
Sự ra đời của băng vết thương
Lịch sử của ngành chăm sóc vết thương kéo dài từ thời tiền sử đến y học hiện đại.
Vết thương có khả năng chữa lành tự nhiên, nhưng người tiền sử nhận thấy có một số yếu tố và phương thuốc thảo dược sẽ tăng tốc hoặc hỗ trợ quá trình lành thương, đặc biệt nếu nó là vết thương nặng. Trong lịch sử cổ đại, điều này được tiếp nối bằng việc nhận ra sự cần thiết của vệ sinh và cầm máu, lúc mà kĩ thuật băng vết thương và phẫu thuật được phát triển. Sau cùng, lý thuyết về mầm bệnh cũng cải thiện việc chăm sóc vết thương.
Theo thời gian, các nền văn minh khác nhau bắt đầu tạo ra các phương pháp điều trị bằng thuốc thảo dược cho các vết thương, tùy thuộc vào loại cây nằm trong khu vực địa lý của họ. Những phương pháp điều trị bằng thảo dược đã trở thành hình thức trị liệu vết thương lâu đời nhất. Kiến thức này đã được học và truyền lại sau khi những người chữa bệnh liên tục sử dụng một phương thuốc thảo dược cho một vết thương cụ thể với niềm tin rằng nó thúc đẩy quá trình chữa lành.
Việc sử dụng băng trong quản lý vết thương bắt nguồn từ người Ai Cập. Năm 1862, một loại giấy cói có niên tại từ 3000-2500 trước Công nguyên được phát hiện bởi nhà Ai Cập học người Mỹ Edwin Smith. Khi văn bản trên giấy cói này được dịch hoàn toàn vào năm 1930 nhiều loại băng đã được ghi lại. Những loại băng bao gồm thuốc mỡ, nhựa cây, mật ong, xơ vải và thịt tươi. Vết thương được đóng lại bằng cách sử dụng mảnh vải lanh giống độ dính của kẹo cao su. Thuốc sát trùng được làm từ sắc tố đồng màu xanh và đá chyrsoedla dùng cho vết thương hở.
Galenus (129 – 200/217 AD) là một bác sĩ phẫu thuật chăm sóc các đấu sĩ ở Pergamun. Ông nổi tiếng với lý thuyết “ưu tiên tạo mủ” của mình. Galenus ủng hộ các vết thương cần phải bị nhiễm trùng và hình thành mủ trước thì việc lành thương mới xảy ra. Do đó, các vết thương không nhiễm trùng sẽ được tiêm nhiều loại chất để gây nhiễm trùng. Lý thuyết này tồn tại trong hơn một nghìn năm.
Một thầy thuốc thời Phục hưng, Ambrose Paré, đã theo lý thuyết trong thời đại của mình và sử dụng dầu sôi để cắt cụt chân tay và điều trị vết thương. Trong một trận chiến lớn, ông đã hết dầu sôi dùng để chữa trị cho những người lính. Pare bắt đầu áp dụng lòng đỏ trứng, dầu hoa hồng và nhựa thông. Kết thúc trận chiến, ông nhận thấy những người lính sử dụng hỗn hợp lòng đỏ trứng có tiến bộ tốt hơn so với những người lính đã bôi dầu sôi vào vết thương của họ. Pare bắt đầu đặt câu hỏi về lý thuyết “ưu tiên tạo mủ” và thay đổi thực hành của mình.
Những tiến bộ đầu tiên trong chăm sóc vết thương trong thế kỷ 19 bắt đầu với Ignaz Philipp Semmelweis, một bác sĩ sản khoa người Hungary, người đã khám phá ra cách rửa tay và vệ sinh nói chung trong thao tác y tế để ngăn ngừa tử vong cho người mẹ. Công trình của Semmelweis được tiếp tục bởi một bác sĩ phẫu thuật người Anh, Joseph Lister, vào những năm 1860 ông bắt đầu dùng gạc phẫu thuật với axit carbolic, ngày nay gọi là phenol, giúp giảm tỷ lệ tử vong của nhóm phẫu thuật xuống 45%.
Dựa trên sự thành công của gạc phẫu thuật được xử lý trước của Lister, RobertWood Johnson I, đồng sáng lập của Johnson & Johnson, bắt đầu vào những năm 1890 sản xuất gạc và băng vết thương được khử trùng bằng nhiệt khô, hơi nước và áp lực. Những đổi mới trong băng vết thương đã đánh dấu những bước tiến lớn đầu tiên trong lĩnh vực này từ những tiến bộ trong nhiều thế kỷ trước đó.
Trong Thế chiến I, việc sử dụng các chất khử trùng tại chỗ như dung dịch Dakin, iốt, axit carbolic và thủy ngân đã được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng trong vết thương trên chiến trường. Các binh sĩ Anh được khuyên mang theo iốt và ngay lập tức áp dụng nó vào vết thương do đạn bắn. Thật không may, nhiều bệnh viêm da phát triển là kết quả của việc sử dụng bừa bãi. Cũng trong thời đại này, một loại băng có tên là vải tuyn (vải lưới may mùng) được phát triển bởi Lumiere. Đây là gạc đã được ngâm tẩm parafin.
Những tiến bộ tiếp theo phát sinh từ sự phát triển của chất tổng hợp polymer cho băng vết thương và “khám phá lại” các quy trình chăm sóc nền vết thương ẩm vào giữa thế kỷ 20.
Sự ra đời vào những năm 1950 của các chất tổng hợp dạng sợi như nylon, polyethylen, polypropylen và polyvinyl đã cung cấp các vật liệu mới cho các nhà nghiên cứu và bác sĩ trong lĩnh vực chăm sóc vết thương có thể khám phá việc bảo vệ vết thương tốt hơn và thậm chí đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương tự nhiên.
Nghiên cứu lâm sàng vào những năm 1960 đã bắt đầu xác định ý tưởng chữa lành bằng cách làm vết thương ẩm và lợi ích trong việc tối ưu hóa quá trình lành vết thương. Khái niệm rằng một vết thương được giữ ẩm tối ưu sẽ có kết quả tốt hơn so với vết thương làm cho khô.
Khái niệm chăm sóc vết thương ẩm bắt đầu nhận được sự xem xét nghiêm túc vào cuối những năm 1970 và 1980. Trước thời điểm này, việc làm khô vết thương đã được thực hiện bằng một số cơ chế: sử dụng Povidone-iốt chất làm khô, đèn nhiệt, băng ướt-đến- khô, và để vết thương hở tiếp xúc với không khí. Băng phim trong suốt và hydrocoloid là loại băng đầu tiên được sử dụng rộng rãi khi giữ ẩm cho vết thương.
Trong suốt những năm 1980 và đầu những năm 1990, một sự bùng nổ trong lĩnh vực băng vết thương. Alginate, hydrogel và foam xuất hiện trên thị trường trong nhiều loại sản phẩm. Băng đã trở nên tích cực trong vai trò của chúng để thay đổi môi trường vết thương trong quá trình chữa lành. Sự ra đời của các yếu tố tăng trưởng và sinh tổng hợp khác như collagen đã bắt đầu sự chuyển đổi sang băng vết thương tương tác.
Trong thế kỷ 21 hiện đại, y học đã phát triển các phương pháp điều trị trong quá khứ, cũng như nâng cao việc phòng ngừa và điều trị vết thương. Việc thúc đẩy quá trình lành thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và thoát khỏi nhiễm trùng là rất quan trọng. Quyết định điều trị phụ thuộc vào loại vết thương. Chăm sóc vết thương với ưu tiên hàng đầu là cứu chi và sự sống của một người. Trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc y tế, các vết thương nghiêm trọng hơn như loét do tiểu đường, loét do tỳ đè và bỏng đòi hỏi phải vô trùng hoặc sạch (tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương) và có cách chăm sóc vết thương phù hợp.
Phương pháp điều trị sinh học: Những con giòi y tế lần đầu tiên được sử dụng trong y tế quân sự Thế chiến 2. Chúng hoạt động như các tác nhân phá hủy y sinh bằng cách ăn vi khuẩn và phá vỡ chúng trong ruột của mình. Những con giòi tiết ra một loại enzyme khử trùng vết thương và thúc đẩy quá trình lành vết thương và đây là lý do tại sao chúng trở thành sinh vật đầu tiên ở Hoa Kỳ được sử dụng trong y tế vào Tháng 1 năm 2004.